Tên khác: Blood sugar; Fasting blood sugar; blood glucose; Oral Glucose Tolerance Test (OGTT or GTT); urine glucose

Xét nghiệm liên quan : Insulin, C-Peptide, Urine glucose, HbA1c, Microalbumin, Home Testing

 

 

Xét nghiệm đo lượng glucose trong máu và nước tiểu.

 Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào cơ thể và là nguồn năng lượng duy nhất cho não và hệ thần kinh, nguồn cung cấp phải có sẵn ,ổn định và được duy trì ở mức tương  đối hằng định liên tục trong máu.

 Trong quá trình tiêu hóa trái cây, cơm, bánh mì, rau và các carbohydrate khác (đường mía, sửa … ) , được tiêu hóa thành glucose ( và các chất dinh dưỡng khác ). Glucose được hấp thu qua ruột non về gan dự trử dưới dạng glycogen và đi khắp cơ thể. Sử dụng glucose để sản xuất năng lượng phụ thuộc vào insulin,  nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin có tác dụng vận chuyển glucose vào trong tế bào của cơ thể dễ dàng và giúp gan lưu trử glucose dư thừa dưới dạng glycogen để dự trử năng lượng ngăn hạn trong vòng 24 giờ và là nguồn cung cấp glucose nhất thời cho các tế bào lúc đói, một phần glucose dư khác được chuyển thành chất béo trung tinh ( Triglycerides ) tích tụ trong tế bào mở..

 Bình thường glucose trong máu tăng một ít sau các bửa ăn , kích thích tuyến tụy bài tiết insulin vào máu, số lượng insulin bài tiết ra tương ứng với khối lượng và chất lượng các bửa ăn, dưới tác dụng của insulin, glucose được vận chuyển vào trong tế bào để được chuyển hóa thành năng lượng và phần khác được dự trử trong gan ( glycogen), kết qủa nồng độ glucose trong máu sẽ giảm xưống và ức chế tuyến tụy làm chậm và ngừng sản xuất insulin.

 Nếu nồng độ glucose máu xuống qúa thấp có thể xãy ra giữa các bửa ăn, hay sau buổi tập luyện nặng, một hormone khác của tuyến tụy là glucagon sẽ được sản xuất ra để kích thích gan chuyển một số glucose từ glycogen làm tăng nồng độ glucose trong máu.

 Nếu nồng độ glucose máu được điều hòa hữu hiệu theo cơ chế phản hồi ngược thì nồng độ glucose máu sẽ ổn định. Nếu sự cân bằng bị phá vở và nồng độ glucose máu tăng lên, cơ thể sẽ cố điều hòa lại sự cân bằng, bằng cả hai cách tăng sản xuất insulin và lọai bỏ glucose thừa ra nước tiểu.

 Một vài nguyên nhân khác có thể phá vở sự cân bằng giữa glucose và hormone tuyến tụy dẫn đến glucose máu cao hay thấp. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một nhóm các rối lọan chuyển hóa, liên quan với sản xuất insulin không đầy đủ hoặc kháng insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường không điều trị thì không thể xử lý và sử dụng glucose bình thường.

 Những người không thể sản xuất đủ insulin được chẩn đóan là tiểu đường type 1. những người kháng insulin là tiểu đường type 2. Một trong 2 lọai bệnh tiểu đường có thể có tăng glucose trong máu cấp tính hay kinh niên.

 Khi Glucose máu cao hay hạ cấp tính có thể đe dọa cuộc sống gây tổn thương các cơ quan nhất là tổn thương não gây hôn mê nguy cơ tử vong cao.

 Khi glucose máu tăng cao mãn tính sẽ gây tổn thương các bộ phân như thận, mắt, tim và mạch máu, dây thần kinh. Hạ Glucose máu mãn có thể làm tổn thương não và thần kinh.

 Một số phụ nữ có thể tăng glucose máu trong thời kỳ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Nếu không điều trị có thể sinh các em bé nặng cân và glucose máu thấp, Phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ có thể hoặc không phát triển thành bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm được sử dụng như thế nào ?

Xét nghiệm glucose trong máu có thể được sử dụng để:

-          Phát hiện đường huyết cao (tăng đường huyết) và đường huyết thấp (hạ đường huyết)

-          Sàng lọc bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ trước khi có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng; trong một số trường hợp, có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Do đó, sàng lọc có thể hữu ích trong việc giúp xác định và cho phép điều trị trước khi tình trạng xấu hoặc các biến chứng phát sinh.

-         Giúp chẩn đoán tiểu đường, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ

-         Theo dõi nồng độ glucose ở những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

 Có thể sử dụng một số cách thử nghiệm khác nhau để đánh giá mức glucose huyết, tùy theo mục đích.

 Sàng lọc và chẩn đoán

     Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán loại 1, loại 2 hoặc tiền tiểu đường. (Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khác nhau .) Nếu kết quả xét nghiệm ban đầu từ một trong các xét nghiệm bất thường, xét nghiệm được lặp lại vào một ngày khác. Kết quả lặp lại cũng phải bất thường để xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường.

-          Glucose lúc đói( fasting blood glucose , FBG) - xét nghiệm đo mức glucose trong máu sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ.

-          Xét nghiệm dung nạp glucose 2 giờ (glucose tolerance test ,GTT) - đối với thử nghiệm này, đo mức glucose lúc đói , sau đó uống uống 75 gram glucose. Một mẫu máu khác được rút ra 2 giờ sau khi uống glucose. Cách thức này "kích thích" cơ thể xử lý glucose. Thông thường, lượng đường trong máu tăng lên sau khi uống và kích thích tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Insulin tác dụng giúp các tế bào hấp thụ glucose được dễ dàng. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu dự kiến ​​sẽ giảm trở lại. Khi một người không thể sản xuất đủ insulin, hoặc nếu các tế bào của cơ thể chống lại các tác dụng của insulin (kháng insulin), thì lượng glucose ít được vận chuyển từ máu vào các tế bào và lượng glucose trong máu vẫn cao.

-          Xét nghiệm khác là hemoglobin A1c có thể được sử dụng như một thay thế cho xét nghiệm glucose để sàng lọc và chẩn đoán. (xem bài viết Hb A1c.).

 Xét nghiệm glucose máu cũng được sử dụng để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai  giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai trước đây chưa từng được khám nghiệm và chẩn đoán bị tiểu đường, sử dụng phương pháp một bước hoặc hai bước. American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) đề xuất phương pháp hai bước.

Một bước

Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống trong vòng 2 giờ (OGTT). Sau khi đo mức đường huyết lúc đói, thai phụ được cho uống một liều 75 gram glucose và lượng glucose máu được đo 1 giờ và 2 giờ sau uống. Để chẩn đoán chỉ cần một trong các giá trị vượt quá giá trị ngưỡng.

Hai bước

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc : Thai phụ được cho uống một liều 50 gram glucose và lượng glucose máu được đo sau 1 giờ.

Nếu xét nghiệm kích thích bất thường, thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose uống trong 3 giờ. Sau khi đo mức glucose máu lúc đói của thai phụ, cho uống một liều glucose 100 gram và lượng glucose máu được đo theo khoảng thời gian cách nhau 1 giờ. Nếu có ít nhất hai mức glucose lúc đói, 1 giờ, 2 giờ hoặc 3 giờ ở trên mức giá trị ngưỡng, thì được chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm glucose cũng được sử dụng để kiểm tra những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng glucose máu được đo 6-12 tuần sau khi sinh con để phát hiện bệnh tiểu đường mãn tính.

 

Giám sát

Bệnh nhân tiểu đường phải theo dõi lượng glucose máu , thường là vài lần trong ngày, để xác định mức độ glucose máu trên hoặc dưới mức bình thường và xác định loại thuốc uống hoặc insulin có thể cần.

 

Nước tiểu

Glucose nước tiểu là một trong những chất được xét nghiệm khi phân tích nước tiểu . Phân tích nước tiểu có thể được thực hiện thường xuyên như một phần của khám sức khỏe hoặc tiền sản. Bác sĩ có thể theo dõi xét nghiệm glucose nước tiểu tăng cao với xét nghiệm glucose trong máu. Xét nghiệm glucose nước tiểu cũng để sàng lọc, nhưng không đủ nhạy để chẩn đoán hoặc theo dõi.

Các xét nghiệm khác, như tự kháng thể tiểu đường, insulin, và C-peptide, đôi khi có thể được thực hiện cùng với các xét nghiệm glucose để giúp xác định nguyên nhân mức độ glucose máu bất thường, để phân biệt giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, và để đánh giá sản xuất insulin.

 

Khi nào được chỉ định

Một số tổ chức y tế, bao gồm Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) và Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF), đề xuất tầm soát bệnh tiểu đường từ 45 tuổi trở lên hoặc ở mọi lứa tuổi có yếu tố nguy cơ. Ví dụ Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

 

  • Thừa cân, béo phì hoặc không hoạt động thể xác.
  • Mức độ glucose lần đầu gần tương đối với bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ sinh em bé nặng hơn 4,0 kg hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
  • Phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng
  • Dân tộc hay sắc tộc có nguy cơ cao như người Mỹ gốc Phi, người La tinh, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á, người Thái Bình Dương
  • Cao huyết áp hoặc dùng thuốc điều trị cao huyết áp
  • Mức HDL - cholesterol thấp (dưới 35 mg/dL hoặc 0,90 mmol/L) và / hoặc mức triglycerides cao (trên 250 mg/dL hoặc 2,82 mmol/L)
  • A1c bằng hoặc trên 5,7%
  • Tiền tiểu đường.
  • Tiền sử bệnh tim mạch (CVD)

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc nằm trong giới hạn bình thường, ADA khuyến cáo nên xét nghiệm lại trong vòng 3 năm, trong khi USPSTF khuyến cáo xét nghiệm hàng năm. Những người bị tiền tiểu đường có thể được xét nghiệm theo dõi hàng năm.

 

Xét nghiệm glucose máu cũng có thể được yêu cầu khi có dấu hiệu và triệu chứng của glucose máu cao, như:

 

           Tăng khát, đi tiểu thường xuyên

  •             Mệt mỏi
  •             Mờ mắt
  •             Các vết thương nhiễm trùng hoặc lâu lành.

Hoặc các triệu chứng của glucose máu thấp, như:

 

  •             Đổ mồ hôi
  •             Đói
  •             Run
  •             Lo lắng, bồn chồn
  •             Lú lẫn
  •             Mờ mắt

Bệnh nhân tiểu đường thường được yêu cầu tự kiểm tra glucose máu vài lần trong ngày, để theo dõi mức glucose máu và để bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị. Bác sỉ có thể yêu cầu xét nghiệm glucose máu định kỳ kết hợp với các xét nghiệm khác như A1c để theo dõi kiểm soát glucose theo thời gian.

 

Phụ nữ mang thai thường được sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ, trừ khi có triệu chứng sớm hoặc bị tiểu đường thai kỳ với thai kỳ trước. Theo ADA thai phụ có thể được xét nghiệm sớm hơn trong thai kỳ nếu  có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thai phụ có bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sức khỏe thường sẽ đặt mức glucose trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh để theo dõi tình trạng sức khỏe.

 

Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?

Đường huyết ( Blood Glucose )

Nồng độ glucose máu cao thường gặp trong bệnh tiểu đường, nhưng nhiều bệnh và các nguyên nhân khác cũng làm tăng glucose máu . Dựa trên các khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ :

Đường huyết lúc đói ( FBG )
 

Nồng độ Glucose

Giải thích kết quả

70 – 99 mg/dL ( 3.9 – 5.5 mmol/L )

Bình thường

100 – 125 mg/dL ( 5.6 – 6.9 mmol/L )

Tiền tiểu đường

> 126 mg/dL ( 7.0 mmol/L ) lặp lại > 2 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp Glucose uống 2 giờ ( OGTT )

Cho uống 75 gram Glucose trong 250 ml nước, lấy máu thử nghiệm glucose 2 giờ sau khi uống .

Nồng độ Glucose

Gỉai thích kết quả

< 140mg/dL ( < 7.8 mmol/L )

Bình thường

140 – 200 mg/dL ( 7.8 – 11.1 mmol/L )

Tiền tiểu đường

> 200 mg/dL ( 11.1 mmol/L ) lặp lại > 1 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ phương pháp 1 bước:

Các mẫu máu nhịn đói và 1, 2 giờ sau khi uống 75 gram glucose trong 250 ml nước, xét  nghiệm Glucose.

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi  bất kỳ giá trị nào vượt quá giới hạn.

Thời điểm lấy máu

Nồng độ Glucose

Nhịn đói

≥ 92 mg/dL (≥ 5.1 mmol/L )

1 giờ

≥ 180 mg/dL (≥ 10.0 mmol/L )

2 giờ

≥ 153 mg/dL (≥ 8.5 mmol/L )

 

Tiểu đường thai kỳ phương pháp hai bước (Theo khuyến cáo của Hội sản phụ khoa quốc gia Mỹ ACOG và là một lựa chọn từ ADA):

 

 

Bước một: Sàng lọc glucose.

Cho sản phụ uống 50 gram glucose trong 200 ml nước , lấy máu thử nghiệm glucose 1 giờ sau khi uống.

Nồng độ Glucose

Gỉai thích kết quả

< 140mg/dL ( < 7.8 mmol/L )

Thai kỳ bình thường

≥140 /dL ( 7.8   mmol/L )

Bất thường cần làm bước 2

 

Một số chuyên gia khuyến cáo hạ giá trị ngưỡng xuống 130 mg / dL (7,2 mmol / L) xác định 90% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, so với 80% được xác định bằng ngưỡng 140 mg / dL (7,8 mmol / L). ACOG khuyến cáo ngưỡng thấp hơn 135 mg / dL (7,5 mmol / L) ở nhóm dân tộc có nguy cơ cao có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.

 

Bước hai: Chẩn đoán OGTT. Các mẫu được rút ra lúc nhịn ăn và sau đó là 1, 2 và 3 giờ sau khi uống 100 gram glucose. Nếu hai hoặc nhiều giá trị đáp ứng hoặc vượt quá ngưỡng giới hạn, bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán. Một trong hai bộ tiêu chí có thể được sử dụng để thiết lập chẩn đoán.

 

Thời điểm

Theo Hội sản phụ khoa quốc gia Mỹ

Lúc đói ( FBG)

95 mg/ dL ( 5.3 mmol/L )

1 giờ sau uống

180 mg/ dL ( 10.6 mmol/L )

2 giờ sau uống

155 mg/ dL ( 8.6 mmol/L )

3 giờ sau uống

140 mg/ dL ( 7.8 mmol/L )

Giải thích kết qủa

Nếu có ≥ 2 chỉ số gía trị đáp ứng hoặc vượt qúa ngưỡng : bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng Glucose máu cao vừa phải trong máu được nhìn thấy trong những người tiền tiểu đường, tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2. .

Một số bệnh khác cũng làm Glucose máu cao như :

-          Bệnh cực to ( Acromegaly )

-          Căng thẳng cấp tính ( chấn thương, đau tim, đột quỵ )

-          Suy thận mãn

-          Hội chứng Cushsing

-          Ăn quá nhiều

-          Cường giáp ( Bệnh Basedow )

-          Ung thư tuyến tụy

-          Viêm tụy

Glucose máu thấp có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết, khi sụt giảm glucose máu < 40 mg/dL ( 2.2 mmol/L ) nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thần kinh ( ra mồ hôi, đánh trống ngực, đói, run rẩy, và lo lắng ), sau đó bắt đầu ảnh hưởng đến não ( gây nhầm lẫn, ảo giác, mờ mắt, đôi khi hoặc thậm chí gây hôn mê và tử vong ).

Hạ Glucose máu có thể được nhìn thấy trong :

-           Suy thượng thận

-           Uống rượu quá mức
-           Bệnh gan nặng
-           Suy tuyến yên
-           Suy giáp
-           Nhiễm trùng nặng
-           Suy tim nặng
-           Suy thận mãn tính
-           Insulin quá liều
-           Các khối u tạo ra insulin (insulinomas)
-           Đói

-           Cố ý sử dụng các sản phẩm giảm glucose

 

Nước tiểu Glucose
Kết quả glucose nước tiểu thấp không thể phát hiện được xem là bình thường. Bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng lượng glucose trong máu như tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác được liệt kê ở trên cũng có khả năng làm tăng nồng độ glucose trong nước tiểu.
Tăng glucose nước tiểu có thể do dùng các loại thuốc, như estrogen và chloral hydrat, và với một số bệnh của thận. Một số người mức độ máu bình thường nhưng cũng có glucose tự nhiên trong nước tiểu . Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường bằng cách tăng bày\i tiết glucose trong nước tiểu.

 

Điều gì khác cần biết
Căng thẳng cực đại có thể làm tăng lượng glucose trong máu tạm thời.  ví dụ như chấn thương, phẫu thuật, đau tim hoặc đột quỵ.
Thuốc, bao gồm corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, epinephrine, estrogens (thuốc tránh thai và thay thế hormone), lithium, phenytoin và salicylate, có thể làm tăng lượng đường trong khi các loại thuốc như acetaminophen và steroid đồng hóa có thể làm giảm nồng độ.

Câu hỏi thường gặp

1. Tôi có thể
tự xét nghiệm glucose máu tại nhà ?
Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường thường không có lý do gì để kiểm tra nồng độ
glucose ở nhà.
Tuy nhiên nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ đề nghị bạn theo dõi glucose máu ở nhà (máy đo đường). Bạn sẽ được hướng dẫn để nhận biết lượng glucose trong máu của bạn cao hay thấp ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Bằng cách xét nghiệm glucose máu thường xuyên, bạn có thể xem lịch trình chế độ ăn uống thuốc mà bạn đang theo dõi tác dụng đúng.

2. Tôi có thể
xét nghiệm lượng glucose nước tiểu thay vì máu ?
Không
, trong hầu hết trường hợp. glucose sẽ chỉ trong nước tiểu nếu glucose trong máu ở mức độ đủ cao, để cơ thể đào thải glucose thừa vào trong nước tiểu, hoặc nếu thận bị tổn thương glucose được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên glucose niệu đôi khi được sử dụng như một chỉ số sơ bộ nhận biết mức độ glucose máu cao, nếu nó được phát hiện , xét nghiệm glucose máu phải được thực hiện thêm sau đó.

3. Các phương pháp điều trị thông thường đối với bệnh tiểu đường là gì?
Đối với bệnh tiểu đường loại 2, là loại phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, giảm cân, ăn một chế độ ăn uống ít chất béo có nhiều chất xơ, và tập thể dục thường xuyên có thể đủ để hạ thấp lượng
glucose trong máu của bạn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuốc uống làm tăng sản xuất và nhạy cảm với insulin của cơ thể là cần thiết để đạt được mức độ glucose mong muốn. Với bệnh tiểu đường loại 1 (và tiểu đường type 2 không đáp ứng đủ tốt với thuốc uống), tiêm insulin nhiều lần trong ngày là cần thiết.

4.
Một y tá chuyên gia bệnh tiểu đường có thể giúp gì cho tôi ?
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, một y tá chuyên gia bệnh tiểu đường (hoặc đôi khi một y tá thực hành)
tư vấn cho bạn biết làm thế nào để:

  •      Kế hoạch bữa ăn (một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đỡ điều này ). Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu biến động của lượng glucose  trong máu.
    •      Nhận ra biết làm thế nào để điều trị khi lượng glucose trong máu cao và thấp
      •      Kiểm tra và ghi lại các giá trị glucose của bạn      Điều chỉnh thuốc của bạn
             Quản lý insulin (các loại, trong đó kết hợp để đáp ứng nhu cầu của bạn)
             Xử lý thuốc khi bạn bị bệnh
             Giám sát bàn chân, làn da, và đôi mắt của bạn để
        phát hiện sớm các vấn đề.

 

 

BS Nguyễn Văn Thịnh
( Tài liệu trên Internet )

 

 









 

Xét nghiệm đo lượng glucose trong máu và nước tiểu.

Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào cơ thể và là nguồn năng lượng duy nhất cho não và hệ thần kinh, nguồn cung cấp phải có sẵn ,ổn định và được duy trì ở mức tương  đối hằng định liên tục trong máu.

Trong quá trình tiêu hóa trái cây, cơm, bánh mì, rau và các carbohydrate khác (đường mía, sửa … ) , được tiêu hóa thành glucose ( và các chất dinh dưỡng khác ). Glucose được hấp thu qua ruột non về gan dự trử dưới dạng glycogen và đi khắp cơ thể. Sử dụng glucose để sản xuất năng lượng phụ thuộc vào insulin,  nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin có tác dụng vận chuyển glucose vào trong tế bào của cơ thể dễ dàng và giúp gan lưu trử glucose dư thừa dưới dạng glycogen để dự trử năng lượng ngăn hạn trong vòng 24 giờ và là nguồn cung cấp glucose nhất thời cho các tế bào lúc đói, một phần glucose dư khác được chuyển thành chất béo trung tinh ( Triglycerides ) tích tụ trong tế bào mở..

Bình thường glucose trong máu tăng một ít sau các bửa ăn , kích thích tuyến tụy bài tiết insulin vào máu, số lượng insulin bài tiết ra tương ứng với khối lượng và chất lượng các bửa ăn, dưới tác dụng của insulin, glucose được vận chuyển vào trong tế bào để được chuyển hóa thành năng lượng và phần khác được dự trử trong gan ( glycogen), kết qủa nồng độ glucose trong máu sẽ giảm xưống và ức chế tuyến tụy làm chậm và ngừng sản xuất insulin.

Nếu nồng độ glucose máu xuống qúa thấp có thể xãy ra giữa các bửa ăn, hay sau buổi tập luyện nặng, một hormone khác của tuyến tụy là glucagon sẽ được sản xuất ra để kích thích gan chuyển một số glucose từ glycogen làm tăng nồng độ glucose trong máu.

Nếu nồng độ glucose máu được điều hòa hữu hiệu theo cơ chế phản hồi ngược thì nồng độ glucose máu sẽ ổn định. Nếu sự cân bằng bị phá vở và nồng độ glucose máu tăng lên, cơ thể sẽ cố điều hòa lại sự cân bằng, bằng cả hai cách tăng sản xuất insulin và lọai bỏ glucose thừa ra nước tiểu.

Một vài nguyên nhân khác có thể phá vở sự cân bằng giữa glucose và hormone tuyến tụy dẫn đến glucose máu cao hay thấp. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một nhóm các rối lọan chuyển hóa, liên quan với sản xuất insulin không đầy đủ hoặc kháng insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường không điều trị thì không thể xử lý và sử dụng glucose bình thường.

Những người không thể sản xuất đủ insulin được chẩn đóan là tiểu đường type 1. những người kháng insulin là tiểu đường type 2. Một trong 2 lọai bệnh tiểu đường có thể có tăng glucose trong máu cấp tính hay kinh niên.

Khi Glucose máu cao hay hạ cấp tính có thể đe dọa cuộc sống gây tổn thương các cơ quan nhất là tổn thương não gây hôn mê nguy cơ tử vong cao.

Khi glucose máu tăng cao mãn tính sẽ gây tổn thương các bộ phân như thận, mắt, tim và mạch máu, dây thần kinh. Hạ Glucose máu mãn có thể làm tổn thương não và thần kinh.

Một số phụ nữ có thể tăng glucose máu trong thời kỳ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Nếu không điều trị có thể sinh các em bé nặng cân và glucose máu thấp, Phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ có thể hoặc không phát triển thành bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm được sử dụng như thế nào ?

Xét nghiệm glucose trong máu có thể được sử dụng để:

 

-          Phát hiện đường huyết cao (tăng đường huyết) và đường huyết thấp (hạ đường huyết)

-          Sàng lọc bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ trước khi có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng; trong một số trường hợp, có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Do đó, sàng lọc có thể hữu ích trong việc giúp xác định và cho phép điều trị trước khi tình trạng xấu hoặc các biến chứng phát sinh.

-          Giúp chẩn đoán tiểu đường, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ

-          Theo dõi nồng độ glucose ở những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

Có thể sử dụng một số cách thử nghiệm khác nhau để đánh giá mức glucose huyết, tùy theo mục đích.

 

Sàng lọc và chẩn đoán

Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán loại 1, loại 2 hoặc tiền tiểu đường. (Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khác nhau .) Nếu kết quả xét nghiệm ban đầu từ một trong các xét nghiệm bất thường, xét nghiệm được lặp lại vào một ngày khác. Kết quả lặp lại cũng phải bất thường để xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường.

 

-          Glucose lúc đói( fasting blood glucose , FBG) - xét nghiệm đo mức glucose trong máu sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ.

-          Xét nghiệm dung nạp glucose 2 giờ (glucose tolerance test ,GTT) - đối với thử nghiệm này, đo mức glucose lúc đói , sau đó uống uống 75 gram glucose. Một mẫu máu khác được rút ra 2 giờ sau khi uống glucose. Cách thức này "kích thích" cơ thể xử lý glucose. Thông thường, lượng đường trong máu tăng lên sau khi uống và kích thích tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Insulin tác dụng giúp các tế bào hấp thụ glucose được dễ dàng. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu dự kiến ​​sẽ giảm trở lại. Khi một người không thể sản xuất đủ insulin, hoặc nếu các tế bào của cơ thể chống lại các tác dụng của insulin (kháng insulin), thì lượng glucose ít được vận chuyển từ máu vào các tế bào và lượng glucose trong máu vẫn cao.

-          Xét nghiệm khác là hemoglobin A1c có thể được sử dụng như một thay thế cho xét nghiệm glucose để sàng lọc và chẩn đoán. (xem bài viết Hb A1c.).

 

Xét nghiệm glucose máu cũng được sử dụng để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai  giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai trước đây chưa từng được khám nghiệm và chẩn đoán bị tiểu đường, sử dụng phương pháp một bước hoặc hai bước. American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) đề xuất phương pháp hai bước.

 

Một bước

Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống trong vòng 2 giờ (OGTT). Sau khi đo mức đường huyết lúc đói, thai phụ được cho uống một liều 75 gram glucose và lượng glucose máu được đo 1 giờ và 2 giờ sau uống. Để chẩn đoán chỉ cần một trong các giá trị vượt quá giá trị ngưỡng.
 
Hai bước
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc : Thai phụ được cho uống một liều 50 gram glucose và lượng glucose máu được đo sau 1 giờ.
Nếu xét nghiệm kích thích bất thường, thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose uống trong 3 giờ. Sau khi đo mức glucose máu lúc đói của thai phụ, cho uống một liều glucose 100 gram và lượng glucose máu được đo theo khoảng thời gian cách nhau 1 giờ. Nếu có ít nhất hai mức glucose lúc đói, 1 giờ, 2 giờ hoặc 3 giờ ở trên mức giá trị ngưỡng, thì được chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm glucose cũng được sử dụng để kiểm tra những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng glucose máu được đo 6-12 tuần sau khi sinh con để phát hiện bệnh tiểu đường mãn tính.
 
Giám sát
Bệnh nhân tiểu đường phải theo dõi lượng glucose máu , thường là vài lần trong ngày, để xác định mức độ glucose máu trên hoặc dưới mức bình thường và xác định loại thuốc uống hoặc insulin có thể cần. 
 
Nước tiểu
Glucose nước tiểu là một trong những chất được xét nghiệm khi phân tích nước tiểu . Phân tích nước tiểu có thể được thực hiện thường xuyên như một phần của khám sức khỏe hoặc tiền sản. Bác sĩ có thể theo dõi xét nghiệm glucose nước tiểu tăng cao với xét nghiệm glucose trong máu. Xét nghiệm glucose nước tiểu cũng để sàng lọc, nhưng không đủ nhạy để chẩn đoán hoặc theo dõi. 
 
Các xét nghiệm khác, như tự kháng thể tiểu đường, insulin, và C-peptide, đôi khi có thể được thực hiện cùng với các xét nghiệm glucose để giúp xác định nguyên nhân mức độ glucose máu bất thường, để phân biệt giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, và để đánh giá sản xuất insulin.

Khi nào được chỉ định

Một số tổ chức y tế, bao gồm Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) và Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF), đề xuất tầm soát bệnh tiểu đường từ 45 tuổi trở lên hoặc ở mọi lứa tuổi có yếu tố nguy cơ. Ví dụ Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
 
Thừa cân, béo phì hoặc không hoạt động thể xác. 
Mức độ glucose lần đầu gần tương đối với bệnh tiểu đường
Phụ nữ sinh em bé nặng hơn 4,0 kg hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng 
Dân tộc hay sắc tộc có nguy cơ cao như người Mỹ gốc Phi, người La tinh, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á, người Thái Bình Dương 
Cao huyết áp hoặc dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Mức HDL - cholesterol thấp (dưới 35 mg/dL hoặc 0,90 mmol/L) và / hoặc mức triglycerides cao (trên 250 mg/dL hoặc 2,82 mmol/L)
A1c bằng hoặc trên 5,7%
Tiền tiểu đường.
Tiền sử bệnh tim mạch (CVD)
Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc nằm trong giới hạn bình thường, ADA khuyến cáo nên xét nghiệm lại trong vòng 3 năm, trong khi USPSTF khuyến cáo xét nghiệm hàng năm. Những người bị tiền tiểu đường có thể được xét nghiệm theo dõi hàng năm.
 
Xét nghiệm glucose máu cũng có thể được yêu cầu khi có dấu hiệu và triệu chứng của glucose máu cao, như:
 
               Tăng khát, đi tiểu thường xuyên
               Mệt mỏi
               Mờ mắt
               Các vết thương nhiễm trùng hoặc lâu lành.
Hoặc các triệu chứng của glucose máu thấp, như:
 
               Đổ mồ hôi
               Đói
               Run 
               Lo lắng, bồn chồn
               Lú lẫn
               Mờ mắt
Bệnh nhân tiểu đường thường được yêu cầu tự kiểm tra glucose máu vài lần trong ngày, để theo dõi mức glucose máu và để bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị. Bác sỉ có thể yêu cầu xét nghiệm glucose máu định kỳ kết hợp với các xét nghiệm khác như A1c để theo dõi kiểm soát glucose theo thời gian.
 
Phụ nữ mang thai thường được sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ, trừ khi có triệu chứng sớm hoặc bị tiểu đường thai kỳ với thai kỳ trước. Theo ADA thai phụ có thể được xét nghiệm sớm hơn trong thai kỳ nếu  có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thai phụ có bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sức khỏe thường sẽ đặt mức glucose trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?

Đường huyết ( Blood Glucose )

Nồng độ glucose máu cao thường gặp trong bệnh tiểu đường, nhưng nhiều bệnh và các nguyên nhân khác cũng làm tăng glucose máu . Dựa trên các khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ :

Đường huyết lúc đói ( FBG )

Nồng độ Glucose

Giải thích kết quả

70 – 99 mg/dL ( 3.9 – 5.5 mmol/L )

Bình thường

100 – 125 mg/dL ( 5.6 – 6.9 mmol/L )

Tiền tiểu đường

> 126 mg/dL ( 7.0 mmol/L ) lặp lại > 2 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp Glucose uống 2 giờ ( OGTT )

Cho uống 75 gram Glucose trong 250 ml nước, lấy máu thử nghiệm glucose 2 giờ sau khi uống .

Nồng độ Glucose

Gỉai thích kết quả

< 140mg/dL ( < 7.8 mmol/L )

Bình thường

140 – 200 mg/dL ( 7.8 – 11.1 mmol/L )

Tiền tiểu đường

> 200 mg/dL ( 11.1 mmol/L ) lặp lại > 1 lần thử nghiệm

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ phương pháp 1 bước:

Các mẫu máu nhịn đói và 1, 2 giờ sau khi uống 75 gram glucose trong 250 ml nước, xét  nghiệm Glucose.

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi  bất kỳ giá trị nào vượt quá giới hạn.
 

Thời điểm lấy máu

Nồng độ Glucose

Nhịn đói

≥ 92 mg/dL (≥ 5.1 mmol/L )

1 giờ

≥ 180 mg/dL (≥ 10.0 mmol/L )

2 giờ

≥ 153 mg/dL (≥ 8.5 mmol/L )

 

Tiểu đường thai kỳ phương pháp hai bước (Theo khuyến cáo của Hội sản phụ khoa quốc gia Mỹ ACOG và là một lựa chọn từ ADA):

Bước một: Sàng lọc glucose.

Cho sản phụ uống 50 gram glucose trong 200 ml nước , lấy máu thử nghiệm glucose 1 giờ sau khi uống.

Nồng độ Glucose

Gỉai thích kết quả

< 140mg/dL ( < 7.8 mmol/L )

Thai kỳ bình thường

≥140 /dL ( 7.8   mmol/L )

Bất thường cần làm bước 2

 

Một số chuyên gia khuyến cáo hạ giá trị ngưỡng xuống 130 mg / dL (7,2 mmol / L) xác định 90% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, so với 80% được xác định bằng ngưỡng 140 mg / dL (7,8 mmol / L). ACOG khuyến cáo ngưỡng thấp hơn 135 mg / dL (7,5 mmol / L) ở nhóm dân tộc có nguy cơ cao có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.

 

Bước hai: Chẩn đoán OGTT. Các mẫu được rút ra lúc nhịn ăn và sau đó là 1, 2 và 3 giờ sau khi uống 100 gram glucose. Nếu hai hoặc nhiều giá trị đáp ứng hoặc vượt quá ngưỡng giới hạn, bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán. Một trong hai bộ tiêu chí có thể được sử dụng để thiết lập chẩn đoán.

 

Thời điểm

Theo Hội sản phụ khoa quốc gia Mỹ

Lúc đói ( FBG)

95 mg/ dL ( 5.3 mmol/L )

1 giờ sau uống

180 mg/ dL ( 10.6 mmol/L )

2 giờ sau uống

155 mg/ dL ( 8.6 mmol/L )

3 giờ sau uống

140 mg/ dL ( 7.8 mmol/L )

Giải thích kết qủa

Nếu có ≥ 2 chỉ số gía trị đáp ứng hoặc vượt qúa ngưỡng : bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng Glucose máu cao vừa phải trong máu được nhìn thấy trong những người tiền tiểu đường, tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2. .

Một số bệnh khác cũng làm Glucose máu cao như :

-          Bệnh cực to ( Acromegaly )

-          Căng thẳng cấp tính ( chấn thương, đau tim, đột quỵ )

-          Suy thận mãn

-          Hội chứng Cushsing

-          Ăn quá nhiều

-          Cường giáp ( Bệnh Basedow )

-          Ung thư tuyến tụy

-          Viêm tụy

Glucose máu thấp có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết, khi sụt giảm glucose máu < 40 mg/dL ( 2.2 mmol/L ) nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thần kinh ( ra mồ hôi, đánh trống ngực, đói, run rẩy, và lo lắng ), sau đó bắt đầu ảnh hưởng đến não ( gây nhầm lẫn, ảo giác, mờ mắt, đôi khi hoặc thậm chí gây hôn mê và tử vong ).

Hạ Glucose máu có thể được nhìn thấy trong :

-           Suy thượng thận

-           Uống rượu quá mức
-           Bệnh gan nặng
-           Suy tuyến yên
-           Suy giáp
-           Nhiễm trùng nặng
-           Suy tim nặng
-           Suy thận mãn tính
-           Insulin quá liều
-           Các khối u tạo ra insulin (insulinomas)
-           Đói

-           Cố ý sử dụng các sản phẩm giảm glucose

 

Nước tiểu Glucose

Kết quả glucose nước tiểu thấp không thể phát hiện được xem là bình thường. Bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng lượng glucose trong máu như tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác được liệt kê ở trên cũng có khả năng làm tăng nồng độ glucose trong nước tiểu.

Tăng glucose nước tiểu có thể do dùng các loại thuốc, như estrogen và chloral hydrat, và với một số bệnh của thận. Một số người mức độ máu bình thường nhưng cũng có glucose tự nhiên trong nước tiểu . Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường bằng cách tăng bày\i tiết glucose trong nước tiểu.

 

Điều gì khác cần biết

Căng thẳng cực đại có thể làm tăng lượng glucose trong máu tạm thời.  ví dụ như chấn thương, phẫu thuật, đau tim hoặc đột quỵ.

Thuốc, bao gồm corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, epinephrine, estrogens (thuốc tránh thai và thay thế hormone), lithium, phenytoin và salicylate, có thể làm tăng lượng đường trong khi các loại thuốc như acetaminophen và steroid đồng hóa có thể làm giảm nồng độ.

Câu hỏi thường gặp

1. Tôi có thể
tự xét nghiệm glucose máu tại nhà ?

Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường thường không có lý do gì để kiểm tra nồng độ
glucose ở nhà.
Tuy nhiên nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ đề nghị bạn theo dõi glucose máu ở nhà (máy đo đường). Bạn sẽ được hướng dẫn để nhận biết lượng glucose trong máu của bạn cao hay thấp ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Bằng cách xét nghiệm glucose máu thường xuyên, bạn có thể xem lịch trình chế độ ăn uống thuốc mà bạn đang theo dõi tác dụng đúng.

2. Tôi có thể
xét nghiệm lượng glucose nước tiểu thay vì máu ?

Không
, trong hầu hết trường hợp. glucose sẽ chỉ trong nước tiểu nếu glucose trong máu ở mức độ đủ cao, để cơ thể đào thải glucose thừa vào trong nước tiểu, hoặc nếu thận bị tổn thương glucose được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên glucose niệu đôi khi được sử dụng như một chỉ số sơ bộ nhận biết mức độ glucose máu cao, nếu nó được phát hiện , xét nghiệm glucose máu phải được thực hiện thêm sau đó.

3. Các phương pháp điều trị thông thường đối với bệnh tiểu đường là gì?

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, là loại phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, giảm cân, ăn một chế độ ăn uống ít chất béo có nhiều chất xơ, và tập thể dục thường xuyên có thể đủ để hạ thấp lượng
glucose trong máu của bạn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuốc uống làm tăng sản xuất và nhạy cảm với insulin của cơ thể là cần thiết để đạt được mức độ glucose mong muốn. Với bệnh tiểu đường loại 1 (và tiểu đường type 2 không đáp ứng đủ tốt với thuốc uống), tiêm insulin nhiều lần trong ngày là cần thiết.

4.
Một y tá chuyên gia bệnh tiểu đường có thể giúp gì cho tôi ?

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, một y tá chuyên gia bệnh tiểu đường (hoặc đôi khi một y tá thực hành)
tư vấn cho bạn biết làm thế nào để:

     Kế hoạch bữa ăn (một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đỡ điều này ). Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu biến động của lượng
glucose  trong máu.
     Nhận ra biết làm thế nào để điều trị
khi lượng glucose trong máu cao và thấp
     Kiểm tra và ghi lại các giá trị
glucose của bạn
     Điều chỉnh thuốc của bạn
     Quản lý insulin (các loại, trong đó kết hợp để đáp ứng nhu cầu của bạn)
     Xử lý thuốc khi bạn bị bệnh
     Giám sát bàn chân, làn da, và đôi mắt của bạn để
phát hiện sớm các vấn đề.

BS Nguyễn Văn Thịnh
( Tài liệu trên Internet )

DANH MỤC BÀI VIẾT

XEM NHIỀU NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

02522658
Hôm nay.........................
Hôm qua.........................
Trong tuần.........................
Tuần trước.........................
Trong tháng.....................
Tháng trước.......................
Tổng cộng
15
60
173
2521466
2373
5395
2522658

Đang có 4 khách và không thành viên đang online